Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - HY LẠP

Trung Quốc lo ngại về tương lai Hy Lạp

Không chỉ có châu Âu mà cả Trung Quốc cũng đang theo dõi sát tình tình Hy Lạp. Công du châu Âu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố như trên, nhưng không cho biết có ý định giúp đỡ Athens để trụ lại trong khu vực eurozone hay không. Đối với Trung Quốc, Hy Lạp là một đối tác chiến lược để mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Âu.

Vòng công du châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - Reuters
Vòng công du châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - Reuters
Quảng cáo

Thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Heike Schmidt giải thích thêm :

« Hy Lạp là một lá chủ bài để Bắc Kinh thực hiện giấc mơ đã ấp ủ từ lâu : đó là tái lập con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với châu Âu. Đây sẽ là trực giao thương để đưa hàng của Trung Quốc sang Hy Lạp, chính xác hơn là từ bến cảng Thượng Hải đến Athens.

Trung Quốc đã đầu từ hơn 4 tỷ euro để khai thác hai khu vực tại hải cảng Pirée (Piraeus). Khi lên cầm quyền chính phủ của thủ tướng Alexis Tsipras tuyên bố đình chỉ chương trình tư hữu hóa cảng Pirée. Báo chí Bắc Kinh mạnh mẽ chống đối quyết định nối trên và thậm chí coi đó là một sự bội ước của Hy Lạp.

Về phần mình thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh ‘Hy Lạp là cửa ngõ để Trung Quốc tiến vào châu Âu, là một đối tác chiến lược’, do vậy Bắc Kinh mong muốn đóng một ‘vai trò’ tích cực, tránh để Hy Lạp phải từ bỏ khu vực đồng euro.

Nhật báo China Daily chạy tựa lớn : ‘Trung Quốc chống đối kịch bản Grexit’ do việc Hy Lạp phải từ bỏ đồng euro đe dọa trực tiếp đến các quyền lợi kinh tế của Trung Quốc. Năm 2014 tổng trao đổi mâu dịch hai chiều đạt 4,5 tỷ euro, tăng 24 % so với một năm trước đó ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.