Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - TỴ NẠN

Miến Điện tống xuất di dân Rohingya về Bangladesh

Khoảng 150 thuyền nhân Rohingya được hải quân Miến Điện vớt trên biển đã bị đưa về Bangladesh ngày 08/06/2015. Bị Liên Hiệp Quốc lên án áp bức người Hồi giáo, chính quyền Miến Điện tìm cách chứng minh thảm nạn thuyền nhân không bắt nguồn từ chính sách phân biệt đối xử.

Ngườii tỵ nạn Ronhigya tại một trại tạm cư ở Indonesia. Ảnh chụp ngày 31/05/2015.
Ngườii tỵ nạn Ronhigya tại một trại tạm cư ở Indonesia. Ảnh chụp ngày 31/05/2015. Reuters
Quảng cáo

Theo Saw Naing, một viên chức thuộc bộ Di trú Miến Điện, chính quyền Bagladesh đã đồng ý nhận 150 người Hồi giáo Rohingya sau môt cuộc gặp gỡ « thân thiện » giữa hai nước.

Đây là những thuyền nhân đầu tiên trong số 2000 di dân Rohingya được hải quân Miến Điện vớt trên biển trong khuôn khổ chiến dịch cứu trợ thuyền nhân, phối hợp với Indonesia, Thái Lan và Malaysia, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế.

Theo phóng viên của AFP có mặt tại chổ, nhóm 150 thuyền nhân này đều là nam giới, vừa được chuyển từ một trại tạm giam đến bờ sông biên giới Naf. Chính quyền Miến Điện tuyên bố chưa biết rõ xuất xứ của 1850 thuyền nhân còn lại. Chi tiết này làm dấy lên mối lo ngại họ sẽ nhân cơ hội này trục xuất về Bangladesh một số người Hồi giáo trong cộng đồng Rohingya cư trú tại bang Rakhine từ nhiều thế hệ.

Báo chí Miến Điện thân chính phủ cũng loan tin cảnh sát phá vỡ được nhiều đường dây buôn người, bắt được 93 thủ phạm, chuyên dụ dỗ phụ nữ bán sang Trung Quốc hoặc tuyển lao động đưa sang Thái Lan. Một chi tiết gây chú ý là cảnh sát không phá được một đường dây tổ chức vượt biên nào nào hoạt động tại bang Rakhine, nơi có cộng đồng Hồi giáo Rohingya.

Trong khi đó, cảnh sát Bangladesh thông báo một người Rohongya « đứng đầu một tổ chức di dân bất hợp pháp » bị phe đối thủ bắn chết trong một cuộc chạm súng. Tay « trùm » này là một thanh niên 30 tuổi, tên Amanullah, có tên trong sổ bìa đen của an ninh Bagladesh, theo nguồn tin cảnh sát được AFP trích dẫn.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo cộng đồng người Rohingya tỵ nạn tại Nayapara, sát biên giới Miến Điện, thì Amanullah bị cảnh sát Bagladesh câu lưu và sau đó anh chết trong cơ quan cảnh sát. Xác nạn nhân bị vất ra lề đường.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.