Vào nội dung chính
ĐÔNG NAM Á - THUYỀN NHÂN

Hội nghị quốc tế về di dân Đông Nam Á đạt bước tiến nhỏ

Hội nghị Bangkok, Thái Lan quy tụ 17 quốc gia bàn tìm giải pháp cho vấn nạn thuyền nhân tại Đông Nam Á đã kết thúc hôm qua 29/05/2015, sau một ngày làm việc. Cam kết đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm cứu nạn người di cư trên biển, gia tăng biện pháp chống nạn buôn người cũng như cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng dân cư, ngăn chặn từ gốc nạn di cư, là những nội dung được ghi trong tuyên bố chung của các nước tham gia hội nghị. Không có giải pháp triệt để nhưng có thể ghi nhận đó là một chút tiến bộ trong một hồ sơ không dễ dàng.

17 quốc gia đã tụ họp ở Bangkok, Thái Lan để họp bàn về vấn đề khủng hoảng thuyền nhân Rohingya và Bangladesh, ngày 29/05/2015.
17 quốc gia đã tụ họp ở Bangkok, Thái Lan để họp bàn về vấn đề khủng hoảng thuyền nhân Rohingya và Bangladesh, ngày 29/05/2015. REUTERS/Chaiwat Subprasom
Quảng cáo

Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok tóm lược kết quả:

Thông cáo chung kết thúc cuộc gặp Bangkok gồm ba điểm. Trước tiên là tăng cường các chiến dịch cứu hộ trên biển. Đây là điểm cực kỳ quan trọng, bởi hiện có thể vẫn còn 2000 người di cư đang trôi dạt trên những con tàu ngoài biển và cuộc sống của họ đang bị đe dọa.

Điểm thứ 2, có vẻ như được chú trọng nhiều nhất, liên quan đến cuộc chiến chống nạn buôn người. Đây là chủ đề có được sự nhất trí hoàn toàn từ những nước xuất xứ của thuyền nhân, như Miến Điện hay Bangladesh, cho đến nước là điểm trung chuyển hoặc điểm đến của người di cư như Thái lan, Malaysia và Indonesia.

Điểm thứ 3 là điểm gây nhiều tranh cãi nhất. Đó là tấn công vào nguyên nhân của làn sóng di cư bất hợp pháp. Tuyên bố cuối cùng của hội nghị ghi nhận các nước tham gia cam kết bảo đảm đầy đủ quyền con người, quyền được có nơi trú được tiếp cận giáo dục, y tế cho các cộng đồng dân cư bị thiệt thòi.

Nhưng với cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo Rohingya, những người đang bị ngược đãi ở Miến Điện thì chữ Rohingya lại không hề thấy xuất hiện ở trong văn kiện, trong khi mà vấn đề người sắc tộc thiểu số Rohingya vẫn luôn được lưu tâm và đây là lại là cuộc gặp quốc tế đầu tiên để đối mặt với hồ sơ này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.