Vào nội dung chính
HÀN QUỐC

Hàn Quốc báo động bệnh viêm phổi cấp tính MERS

Siêu vi MERS, một dạng anh em của siêu vi SARS gây bệnh viêm phổi cấp tính làm 800 người chết năm 2003, xuất hiện tại Hàn Quốc. Seoul thông báo có 7 trường hợp lây nhiễm mà một trong các bệnh nhân bất chấp khuyến cáo của cơ quan y tế, du hành sang Trung Quốc với siêu vi trong người.

Siêu vi MERS cùng một họ với vi rút SARS, ngoài các triệu chứng viêm phổi còn làm nạn nhân suy thận - REUTERS /NIAID
Siêu vi MERS cùng một họ với vi rút SARS, ngoài các triệu chứng viêm phổi còn làm nạn nhân suy thận - REUTERS /NIAID
Quảng cáo

Theo AFP, bệnh nhân người Hàn Quốc đầu tiên bị lây bệnh viêm phổi cấp tính MERS là một người đàn ông 68 tuổi, sau khi từ Trung Đông trở về, trong đó có hai ngày thăm Ả Rập Xê Út, nơi phát xuất ổ bệnh đầu tiên. Triệu chứng nhiễm bệnh hiện ra ra hai tuần sau đó và virus MERS được nhận dạng ngày 20/05/2015.

Theo Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh của Hàn Quốc, hơn 70 người có tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên đã tình nguyện đến bệnh viện để được theo dõi và cách ly.

Tuy nhiên, một doanh nhân 44 tuổi bất chấp khuyến cáo này và đã lên đường bay sang Trung Quốc ngày thứ ba 26/05/2015. Chính quyền y tế Trung Quốc được báo động. Doanh nhân Hàn Quốc nói trên và 28 hành khách ngồi gần đã được đưa thẳng từ máy bay vào bệnh viện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, siêu vi MERS là « anh em bà con » của siêu vi SARS gây dịch viêm phổi cấp tính vào tháng 3 năm 2003. MERS độc hại hơn, gây chết người nhiều hơn nhưng khả năng lây lan thấp hơn. Triệu chứng của bệnh viêm phổi MERS là tấn công hai lá phổi gây ho, sốt, khó thở như bệnh SARS nhưng siêu vi MERS còn làm nạn nhân suy thận.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 1.139 trường hợp bệnh MERS trong số này, ít nhất 431 bệnh nhân tử vong đã được ghi nhận trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đại đa số trường hợp xảy ra tại Ả Rập Xê Út.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.