Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Miến Điện sẽ trục xuất thuyền nhân được cứu về Bangladesh

Một ngày sau hành động tích cực đầu tiên điều tầu hải quân cứu hơn 200 người tị nạn trên biển, hôm nay 23/05/2015,chính phủ Miến Điện cho cho biết là họ sẽ trục xuất số thuyền nhân nói trên được cho là người Bangladesh.

Các thuyền nhân Rohingya được Hải quân Miến Điện cứu vớt đang được các viên chức nhập cư phỏng vấn tại một trại tạm cư ở Rakhine, 23/05/2015.
Các thuyền nhân Rohingya được Hải quân Miến Điện cứu vớt đang được các viên chức nhập cư phỏng vấn tại một trại tạm cư ở Rakhine, 23/05/2015. REUTERS/Soe Zeya Tun
Quảng cáo

Đối với chính phủ Miến Điện tất cả những cả những người Rohingya đều là dân nhập cư lậu đến từ Bangladesh. Bất chấp sức ép của quốc tế, Miến Điện vẫn không hề tỏ cho thấy một dấu hiệu nào họ sẽ cải thiện điều kiện tồn tại cho những người Rohingya sống ở tây nam đất nước để có thể chấm dứt làn sóng di cư của sắc tộc thiểu số này.

Từ Sittwe (Miến Điện), thông tín viên Rémy Favre : 

Miến Điện có thể đã vớt được hơn 200 người lên một một chiếc tàu sau đó đưa vào bờ biển ở phía bắc tiểu bang Arakan. Hải quân nước này có thể đã tìm được giữa biển một chiếc tàu khác nhưng không có người.

Chính quyền Miến Điện khẳng định 200 người tị nạn trên đều là người Bangladesh và họ tuyên bố sẽ trục xuất tất cả những người đó. Chính phủ Miến Điện vẫn coi tất cả những người Rohingya đều là dân nhập cư bất hợp pháp đến từ Bangladesh.

Việc cứu hộ nhân đạo giữa biển này của chính quyền là điều hoàn toàn mới vì trong các trại tập trung người chạy nạn ở phía tây Miến Điện, nhiều thuyền nhân và và cả người dắt mối vượt biên đều khẳng định quân đội Miến Điện để mặc tàu của họ ra khơi sau khi đã dàn xếp thu tiền của đường dây buôn người.

Miến Điện buộc phải thay đổi thái độ vì bị các nước trong vùng Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ gây áp lực chưa từng thấy.

Washington còn yêu cầu Miến Điện phải công nhân quốc tịch cho người Rohingya và cấp cho họ giấy tờ cần thiết. Đề nghị này ngay lập tức đã bị chính quyền Miến Điện bác bỏ và vẫn tiếp tục không chấp nhận các quyền cho người Rohingya như quyền có quốc tịch, quyền bầu cử hay quyền đi lại. Chính điều này đã đẩy người Rohingya phải tìm đường lưu vong.

Theo Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn hơn 2000 người Rohingya đang trên các con tàu trôi dạt ngoài biển. 

Hôm nay (23/5) tại Hà Nội trong một cuộc họp báo, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố rằng "ưu tiên hàng đầu" lúc này là cứu sinh mạng của hàng ngàn thuyền nhân đang lênh đến trong vùng biển Đông Nam Á. Ông cũng bày tỏ hy vọng trong cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 29/5 tới của một số nước trong khu vực bàn về thảm nạn thuyền nhân các nước sẽ tập trung giải quyết căn nguyên của làn sóng di cư của người Rohingya tại Miến Điện cũng như của người Bangladesh phải bỏ nước ra đi vì đói nghèo.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết đây ông đã thảo luận với các lãnh đạoThái Lan, Malaysia và Miến Điện, đồng thời ông Ban cũng kêu gọi các nước không đẩy các thuyền tị nạn ra khơi.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.