Vào nội dung chính
BẮC TRIÊU TIÊN - LIÊN HIỆP QUỐC - CHÂU Á - QUỐC TẾ

LHQ lên án Bình Nhưỡng bắt cóc người nước ngoài

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngày 27/3/2015, đã thông qua Nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên thực hiện các vụ " bắt cóc có hệ thống", đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng phải tiến hành các cuộc điều tra nghiêm túc về hồ sơ những người Nhật bị họ bắt cóc.

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong tại Liên Hiệp Quốc, New York ngày 27/09/2014.
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong tại Liên Hiệp Quốc, New York ngày 27/09/2014. REUTERS/Ray Stubblebine
Quảng cáo

Nghị quyết do Nhật Bản, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ bảo trợ liên quan đến người Nhật bị bắt cóc đã được thông qua với 27 phiếu thuận, 6 phiếu chống ( trong đó có Trung Quốc và Nga), 14 thành viên không bỏ phiếu. Những vụ bắt cóc người nước ngoài chủ yếu là người Nhật và Hàn Quốc đã được Bình Nhưỡng tiến hành từ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài đến suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Năm 2014, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc đã nêu con số, trong khoảng từ năm 1950 đến 1953 đã có 200 nghìn người nước ngoài, trong đó đa số là người Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên bắt giữ. Những tù binh chiến tranh này không hề được trả về tổ quốc. Thêm vào đó trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, rất nhiều người Nhật, người Trung Quốc, Mỹ và một số người Châu Âu đã bị mật vụ của Bình Nhưỡng bắt cóc. Hiện Bình Nhưỡng đang giữ các kiều dân thuộc 12 quốc tịch khác nhau. Những nười bị bắt cóc như vậy được đưa về Bắc Triều Tiên để dạy ngôn ngữ, phong tục văn hóa của nước họ nhằm phục vụ cho các công việc gián điệp của Bình Nhưỡng.

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lên án " các vụ bắt cóc có hệ thống, thủ tiêu người này là chủ trương có quy mô lớn của Nhà nước " Bắc Triều Tiên. Đại diện Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Hung Sik Ri đã bác bỏ Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền, coi đó là một " tài liệu thông đồng đầy dối trá nhằm mục đích lật đổ hệ thống xã hội " Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên ông Hung cũng cho biết là cuộc điều tra liên quan đến những người Nhật mất tích vẫn đang được tiến hành nhưng " cần phải có thêm thời gian nữa mới có được kết quả cụ thể ".

Hồi tháng 5/2014, Bình Nhưỡng đã chấp nhận mở điều tra về số phận những người Nhật bị mất tích, nhưng họ không thông báo bất kỳ thông tin nào cho Tokyo. Bình Nhưỡng có thừa nhận phần nào trách nhiệm của cơ quan mật vụ của họ trong các vụ người Nật mất tích, nhưng họ tiếp tục phủ nhận đã bắt cóc công dân thuộc các quốc tịch khác.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.