Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - TỰ DO NGÔN LUẬN

Tư pháp Ấn Độ hủy bỏ điều luật cấm bình luận trên mạng

Những người bảo vệ tự do ngôn luận Ấn Độ đã giành thắng lợi có ý nghĩa. Hôm nay 24/03/2015, Tòa án tối cao nước này đã bác một điều luật gây tranh cãi, theo đó phạt tù tác giả những lời bình luận trên mạng internet bị đánh giá mang nội dung « xúc phạm » người khác.

Bên ngoài Tòa án Tối cao tại New Delhi ngày 18/02/2014.
Bên ngoài Tòa án Tối cao tại New Delhi ngày 18/02/2014. Reuters/Anindito Mukherjee/Files
Quảng cáo

Tòa án thẩm định thấy điều khoản luật công nghệ thông tin 2009 vẫn được biết đến với tên gọi « tiết 66 A » là vi hiến và xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận. Thẩm phán Tòa án Tối cao Nariman nói :« Điều khoản luật này là vi hiến và chúng tôi không ngần ngại bác bỏ » « quyền được biết của công chúng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi tiết 66A ».

Điều khoản luật đề nghị sửa đổi quy định việc phổ biến tác giả các bình luận « mang tính chất thô thiển phỉ báng hay đe dọa » có thể bị phạt tù tới 3 năm. Năm 2012, hai nữ thanh niên Ấn Độ đã bị bắt theo điều luật trên sau khi tung lên Facebook bình luận chỉ trích chính quyền cho ngừng mọi hoạt động tại sân bay Bombay nhân một lãnh đạo cực hữu đạo Hindu qua đời.

Tòa án Bombay sau đó đã cho ngừng khởi tố vụ án nhưng vụ việc đã làm dấy lên những phản ứng gay gắt trong dư luận về kiểm duyệt internet. Sinh viên luật khoa Shreya Singhal, từng đâm đơn lên Tòa án Tối cao kiện điều luật nói trên trong vụ bắt giữ hai nữ sinh, đánh giá quyết định của Tòa là một « thắng lợi lớn » cho tự do ngôn luận.

Hàng chục người đã bị bắt từ khi tiết 66A được đưa vào trong luật công nghệ thông tin 2009, tuy nhiên chưa có trường hợp nào bị kết án. Tổ chức Ân xá quốc tế đánh giá phát quyết trên của òa án Tối cao mang tính « quyết định » cho tự do ngôn luận, đồng thời tổ chức này cũng nhận thấy vẫn còn nhiều điều luật khác của Ấn Độ có vấn đề.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.