Vào nội dung chính
LIÊN TRIỀU

Seoul không chấp thuận đối thoại "có điều kiện" của Bình Nhưỡng

Nếu Bắc Hàn thật tâm muốn đối thoại với Hàn Quốc thì hãy thực hiện ngay, đừng đặt điều kiện tiên quyết. Trên đây là tuyên bố của chính phủ Seoul hai ngày sau khi lãnh đạo Kim Jong Un, qua thông điệp đầu năm 2015, kêu gọi họp thượng đỉnh Nam Bắc Triều Tiên.

Biên giới hai miền Triều Tiên : các thông điệp hoà giải được treo trên kẽm gai - REUTERS /Kim Hong-Ji
Biên giới hai miền Triều Tiên : các thông điệp hoà giải được treo trên kẽm gai - REUTERS /Kim Hong-Ji
Quảng cáo

Sáng ngày 01/01/2015, trong thông điệp đầu năm dương lịch, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố « sẵn sàng đối thoại cấp cao nhất » với Seoul.

Tuy nhiên, Kim Jong Un đặt ra một số điều kiện như là Hàn Quốc phải chấm dứt tập trận với Mỹ mà nhà độc tài trẻ tuổi gọi là hành động thao dợt chiến tranh hạt nhân.

Tiếp theo đó, tờ báo tuyên truyền của Hiệp Hội Người Triều Tiên tại Nhật, ủng hộ Bình Nhưỡng, thúc giục Seoul hãy nhanh tay nắm bắt lấy « cơ hội ngàn vàng » để cải thiện quan hệ liên Triều.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye chưa có phản ứng. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sáng nay 02/01/2015, phát ngôn viên bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong Cheol tuyên bố là Hàn Quốc không bao giờ nhượng bộ những yêu sách của Bắc Hàn liên quan đến các cuộc tập trận quân sự với đồng minh Hoa Kỳ.

Phát ngôn viên bộ Thống nhất Hàn Quốc kêu gọi chính quyền Bình Nhưỡng nếu thật tâm muốn cải thiện quan hệ hai miền Nam-Bắc thì hãy đối thoại với Seoul mà không đặt những điều kiện tiên quyết.

Bình Nhưỡng vẫn thường xuyên lên án các cuộc tập trận Mỹ -Hàn và những chiến dịch do người Bắc Triều Tiên tỵ nạn tổ chức gửi tài liệu chống chế độ, bánh kẹo, đôla Mỹ và radio cho dân chúng phía bắc vĩ tuyến 38 bằng bong bóng bay khổng lồ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.