Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Sản xuất nha phiến tại Miến Điện giảm nhẹ

Lần đầu tiên từ năm 2006, khối lượng nha phiến sản xuất tại Miến Điện giảm đi nhưng vẫn ở mức độ « đáng lo ngại ». Trên đây là nhận định của Liên Hiệp Quốc trong bản điều tra vừa công bố hôm nay 08/12/2014. Trung Quốc vẫn là bạn hàng số một nhưng không hẳn là khách hàng duy nhất.

Binh sĩ Miến Điện trên các cánh đồng nha phiến ở bang Shan.
Binh sĩ Miến Điện trên các cánh đồng nha phiến ở bang Shan. AFP / Emmanuel Dunand
Quảng cáo

Kết quả điều tra về tình hình ma túy trên thế giới mà Liên Hiệp Quốc công bố, cho thấy Afghanistan và Miến Điện vẫn chiếm hạng nhất và hạng nhì danh sách các nước sản xuất nha phiến, nguyên liệu để chế tạo bạch phiến.

Đa số diện tích trồng cây á phiện tập trung taị Shan, một bang của Miến Điện nằm trong vùng cực bắc với 57.800 hecta.

Cơ quan Liên Hiệp Quốc Bài trừ Ma túy và Tội ác (ONUDC) lần đầu tiên khối lượng nha phiến thu hoạch tại Miến Điện giảm khoảng 23% trong vòng một năm xuống 670 tấn.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc không lạc quan vì « mức cầu » rất cao. Giữa đời sống nghèo khó, kinh tế mù mịt không có một thu nhập nào khác thay thế ngoài việc trồng nha phiến  có một mối liên hệ nhân quả « rõ ràng ».

Theo chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trong vùng tam giác vàng chỉ riêng tình trạng dân số gia tăng trong khu vực cũng là một yếu tố làm tăng mức cầu. Cụ thể, nông dân ở các vùng xa xôi vì không thể vận chuyển nông phẩm ra chợ bán, nên họ bỏ trồng rau quả để canh tác nha phiến.

Không kể Miến Điện, hai nước Đông Nam Á khác là Lào và Cam Bốt, nông dân cũng có xu hướng trồng cây á phiện để tăng thu nhập đối phó với những món nợ chống chất.

Cũng theo Liên Hiệp Quốc, phần lớn nha phiến của vùng tam giác vàng Thái-Miên-Lào bán sang Trung Quốc nơi có khoảng 1,3 triệu khách hàng tiêu thụ. Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc lo ngại số người nghiện ma túy cũng tăng cao tại ba nước Đông Nam Á này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.