Vào nội dung chính
THÁI LAN

Thái Lan thông qua dự luật cấm "đẻ thuê"

« Thái Lan không phải là xưởng đẻ ». Sau hàng loạt các vụ tai tiếng liên quan đến những vụ « đẻ thuê » cho người nước ngoài, với những chủ đích mang tính thương mại, ngày 28/11/201 Quốc hội Thái Lan đã biểu quyết trong lần duyệt đầu tiên và nhất trí thông qua dự luật cấm mang thai hộ.

Phụ nữ Thái sinh con hộ cho một cặp vợ chồng Úc : một trong hai đứa bé bị bỏ rơi do có chứng Down - REUTERS /Damir Sagolj
Phụ nữ Thái sinh con hộ cho một cặp vợ chồng Úc : một trong hai đứa bé bị bỏ rơi do có chứng Down - REUTERS /Damir Sagolj
Quảng cáo

Thông tín viên đài RFI Arnaud Dubus từ Bangkok giải thích thêm

« Mười năm tù và 5.000 euro : Đó là hình phạt nhắm vào những ai vi phạm luật mới liên quan đến các dịch vụ thuê, mướn người sinh con hộ với mục đích thương mại. Dự luật này, tuy nhiên, cho phép những người trong cùng một gia đình hoặc bạn bè thân thuộc mang thai hộ cho nhau.

Nhưng tuyệt đối đó không phải là một dịch vụ được thanh toán bằng tiền bạc. Trong mọi trường hợp, các bên phải có một hợp đồng chính thức ghi rõ là người nhận đẻ thuê sẽ trao lại đứa con cho phía đã nhờ mang thai hộ.

Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu về dự luật cấm mang thai hộ sau một loạt các vụ tai tiếng xảy ra trong những tháng gần đây. Vào tháng 8 vừa qua, một người đàn bà Thái đẻ song sinh, một gái một trai. Bà này đã nhận tiền của một cặp vợ chồng người Úc để hoàn thành nhiệm vụ đó. Nhưng rốt cuộc cặp vợ chồng người Úc chỉ nhận đứa bé gái, khỏe mạnh, và họ bị tố cáo là bỏ rơi đứa con trai, bị bệnh Down, không được bình thường.

Một trường hợp khác nữa đã phơi bày ra ánh sáng vụ một người Nhật đã rải tinh trùng cho các bà mẹ đẻ mướn, và 16 đứa bé đã chào đời sau đó. Ngay sau cuộc biểu quyết hôm qua, một dân biểu Thái đã tuyên bố : dự luật này nhằm nói với những người ngoại quốc rằng, Thái Lan không phải là xưởng đẻ ».
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.