Vào nội dung chính
CHÂU Á - HÀN QUỐC

Hàn Quốc : Phụ huynh học sinh bất bình với chế độ thi cử

Tại Hàn Quốc, học sinh trung học vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp hàng năm cực kỳ căng thẳng. Thế nhưng nhưng ngày qua dư luận trong giới phụ huynh của hàng ngàn học sinh đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa các trường đại học đang sôi sục phẫn nộ vì những chuyện lùm xùm xung quanh kỳ thi tốt nghiệp phổ trung học tối quan trọng với cuộc đời con cái họ.

Một phòng thi tốt nghiệp trung học của học sinh Hàn Quốc.
Một phòng thi tốt nghiệp trung học của học sinh Hàn Quốc. AFP PHOTO/JUNG YEON-JE
Quảng cáo

Tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông vốn vẫn được coi như chiếc chìa khóa vàng để ở cánh cửa đầu tiên trong cuộc đời của giới trẻ Hàn Quốc. Người Hàn Quốc bắt đầu chán nản với hệ thống giáo dục đang đè nặng lên cuộc sống của con em họ.
Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết kỳ tốt nghiệp trung học không chỉ quan trọng với các thí sinh hay phụ huynh học sinh mà còn được quan tâm của cả nước :

Frédéric Ojardias : Cần phải biết là trong ngày thi tốt nghiệp trung học, để học sinh không bị cản trở thì ngay cả lịch bay của các hãng hàng không cũng phải sửa đổi. Để tránh gây ùn tắc trên các tuyến đường có địa điểm thi, mọi người được yêu cầu đi làm muộn hơn bình thường. Cảnh sát đi mô tô được huy động để chuyên chở các học sinh đi muộn để họ có thể đến được phòng thi nhanh nhất.

Bởi vì cả cuộc đời của người Hàn Quốc phụ thuộc vào danh tiếng của trường đại học mà họ theo học và những ai đạt điểm cao ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học thì hiển nhiên sẽ được vào các trường đại học tốt nhất, tiếp đó kéo theo là cuộc sống, họ sẽ kiếm được công việc làm tốt có mức lương cao, có địa vị xã hội cao. Trong một xã hội mang tính cạnh tranh cao như ở Hàn Quốc, chỉ cần một nhầm lẫn sai sót nhỏ trong bài thi thôi sẽ có thể làm thay đổi cả sự nghiệp học hành cũng như nghề nghiệp sau này. 

Đề bài thi tốt nghiệp trung học do các giáo sư soạn. Họ bị nhốt trong một khách sạn ở trên núi, cách ly suốt một tháng với bên ngoài không có điện thoại, không có internet. Còn viện nghiên cứu lo chuyện thi cử không phải là cơ quan không trực thuộc bộ Giáo dục mà được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng.

RFI: Đúng là chuyện thi tốt nghiệp phổ thông Trung học ở Hàn Quốc không thể xem nhẹ được. Trở lại thời sự , điều gì đã khiến cho phục huynh học sinh phẫn nỗ trong những ngày qua ?

Frédéric Ojardias : Chuyện liên quan đến đề bài thi.Có hai câu hỏi trong kỳ thi này đã không được diễn giải rõ ràng. Đó là câu hỏi về quá trình sản xuất enzim trong bài thi môn sinh học và có sự sai sót trong tỷ lệ phần trăm trong bài thi tiếng Anh. Trong vòng vài ngày, cha mẹ và các học sinh đã đăng tải hơn 13 nghìn khiếu nại trên các trang mạng internet của viện nghiên cứu chuyên trách kỳ thi.

Một tranh cãi khác là đề các môn thi toán và Anh ngữ năm nay dễ hơn rất nhiều so với các năm trước. Có thể sẽ rất đông học sinh đạt điểm tối đa ở các môn thi này và như vậy sẽ dẫn đến tình trạng tuyển chọn học sinh ưu tú của các trường đại học không được công bằng. Đó là nguyên nhân dẫn đến làn sóng chỉ trích và những chỉ trích đó càng dữ dội nhất là trong kỳ thi năm trước cũng đã xảy ra một sai sót trong đề thi về chỉ số GDP của Liên hiệp châu Âu. Cuối cùng tòa án phải đứng ra phán xử buộc Bộ Giáo dục điều chỉnh lại hệ số điểm cho 10 nghìn học sinh.

RFI: Tại Hàn Quốc, hiện giờ không chỉ hệ thống thi cử bị chỉ trích mạnh mà người dân bắt đầu nhận thấy những bất cập của cả hệ thống giáo dục ?

Frédéric Ojardias : Một số người không đồng tình với việc cả sự nghiệp của người Hàn Quốc lại phụ thuộc vào một chuỗi vô số những câu hỏi tập trung vào trong một ngày thi. Không có những bài luận văn, không có phần thi vấn đáp. Hệ thống thi cử như vậy chỉ cổ vũ cho kiểu « học gạo », « học vẹt », học sinh phải thuộc lòng toàn bộ đáp án làm mất đi sự sáng tạo khả năng trình bày quan điểm riêng.

Hệ thống giáo dục như vậy còn buộc học sinh phải mất cả ngày không nghỉ, hết học trên lớp lại phải đi học thêm. Học sinh chỉ còn vài tiếng ngủ buổi đêm. Theo một thăm dò dư luận mới đây, các học sinh Hàn Quốc bị xếp trong số các học sinh kém may mắn nhất trong số các nước thuộc tổ chức Hợp tác hát triển Kinh tế OCDE.

Năm nay, 640 nghìn học sinh trung học Hàn Quốc đang thót tim chờ đợi kết quả kỳ thi tốt nghiệp  sẽ được thông  ào ngày 3/12 . Và cũng như thường lệ hàng năm vào dịp này thế nào cũng lại có vài vụ tự tử. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.