Vào nội dung chính
CHÂU Á - MÔI TRƯỜNG

Giúp Lào xây đập Don Sahong ở vùng Mêkông, nhà thầu Malaysia bị kiện

Trước sự kiện chính quyền Lào lẳng lặng xúc tiến công trình xây đập Don Sahong trên sông Mêkông, bất chấp phản ứng lo ngại về tác hại đến môi trường và sinh kế của cư dân trong vùng, 6 tổ chức bảo vệ môi trường tại Cam Bốt, Thái Lan và Hoa Kỳ ngày 20/10/2014 nộp đơn kiện nhà thầu Malaysia trực tiếp tham gia thiết kế và xây dựng con đập.

Vùng thác Khone - xứ sở 4.000 hòn đảo, gần đập Don Sahong. Ảnh Mạng sông ngòi quốc tế
Vùng thác Khone - xứ sở 4.000 hòn đảo, gần đập Don Sahong. Ảnh Mạng sông ngòi quốc tế Photo International Rivers
Quảng cáo

Trong một kiến nghị khiếu nại dày 23 trang, gởi đến Ủy ban Nhân quyền Malaysia, các nguyên đơn đã yêu cầu mở cuộc điều tra về tác động xuyên biên giới của đề án xây đập Don Sahong đang do tập đoàn Malaysia Mega First Corporation Berhad tiến hành.

Nhóm khiếu nại bao gồm 3 tổ chức Cam Bốt - Diễn đàn NGO tại Cam Bốt, Nhóm Phát triển Nông thôn Cam Bốt, hội Phát triển Nông thôn miền Đông Bắc Cam Bốt – một tổ chức Thái Lan là Trung tâm Tài nguyên Cộng đồng, và 2 tổ chức Mỹ là EarthRights International và Sông ngòi Quốc tế (International Rivers).

Đối với các tổ chức bảo vệ môi trường, việc tiếp tục xúc tiến công trình xây đập, trong bối cảnh chưa thẩm định rõ ràng về tác hại đối với mội trường, và đặc biệt là đối với sinh kế của cư dân sống nhờ vào sông Mêkông, là một hành vi có thể bị coi là « vi phạm nhân quyền ».

Các tổ chức bảo vệ môi trường yêu cầu tập đoàn Malaysia đình chỉ mọi công việc cho đến khi hoàn tất các đánh giá tác động xuyên biên giới của con đập theo đúng chuẩn mực quốc gia và quốc tế, và được thông báo đầy đủ cho các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng.

Vấn đề Don Sahong đã nẩy sinh do việc chính quyền Lào vẫn nhất quyết cho tiến hành các công trình xây đập Don Sahong, bất chấp phản ứng của các láng giềng Cam Bốt, Việt Nam và Thái Lan cũng như của các tổ chức bảo vệ môi trường. Công trình đã được nhà thầu Malaysia xúc tiến ngay từ đầu, và vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi Vientiane, vào tháng 6/2014 đã loan báo tiến hành quy trình tham vấn ý kiến trước của các nước láng giềng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.