Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - NOBEL HÒA BÌNH

Nobel Hòa bình 2015 lên án "lao động nô lệ trẻ em"

« Người tiêu thụ trên thế giới hãy tẩy chay những sản phẩm do lao động nô lệ trẻ em làm ra », là niềm hy vọng thiết tha của ông Kailash Satyarthi, giải Nobel Hòa bình năm nay.

Ông Kailash Satyarthi, người Ấn Độ, đồng giải Nobel Hòa bình 2015.
Ông Kailash Satyarthi, người Ấn Độ, đồng giải Nobel Hòa bình 2015. REUTERS/Adnan Abidi
Quảng cáo

Ông Kailash Satyarthi, người Ấn Độ, năm nay 60 tuổi, được Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình vì hành trình đấu tranh dai dẳng của ông, chống lại tình trạng hàng chục ngàn lao động nô lệ trẻ em tại Ấn Độ. Tệ nạn này vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy hay tại gia dưới hình thức người giúp việc.

Ông nói : « Tôi luôn hy vọng rằng lúc tôi còn sống, tình trạng lao động trẻ em sẽ biến mất. Với điều kiện, các bạn và tôi, tất cả mọi người đều phải tham gia. Nếu không thì sẽ chẳng bao giờ đạt được ».

Một mặt, ông sẽ người dấn thân chống lại nguồn cội của tệ nạn, chống lại những đường dây, nạn buôn lậu trẻ em, những đại tập đoàn công nghiệp tham lam. Mặt khác, ở đầu kia, người tiêu dùng cũng phải gây sức ép và phải nói « không » với những sản phẩm do trẻ con làm ra. Theo ông, « cần phải đặt vấn đề này dưới góc độ nhân đạo và hiểu rằng mỗi một đứa trẻ là một con người bị giam hãm trong tình trạng cùng quẫn ».

Lửa nhiệt tình đấu tranh bắt nguồn từ lúc ông mới 7 tuổi, trong một lần tận mắt chứng kiến một bé trai cùng tuổi phải đi làm thợ giày vì gia đình quá nghèo không có tiền cho con đi học. Vào năm 1994, người đàn ông sống ẩn dật do nhiều lần bị đe dọa ám sát, cha của hai đứa con, đã tung ra chương trình Rugmark. Chương trình sau này được biết nhiều đến dưới cái tên « GoodWeave International », một nhãn hiệu đảm bảo rằng các sản phẩm thảm được dán nhãn này không do chính bàn tay trẻ em làm ra.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.