Vào nội dung chính
CHÂU Á

Malaysia: Kêu gọi không trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc

Một tổ chức nhân quyền Malaysia, ngày 05/92014 kêu gọi chính phủ tỏ lòng nhân đạo không trục xuất người tỵ nạn đến từ Tứ Xuyên. Hơn 150 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh bất hợp pháp bị cảnh sát phát hiện và bắt giam cách nay hai hôm.

Những người nhập cư lậu được cho là thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ đến từ Tân Cương Trung Quốc bị phát hiện tại tỉnh Songkla miền nam Thái Lan ngày 14/3/2014.
Những người nhập cư lậu được cho là thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ đến từ Tân Cương Trung Quốc bị phát hiện tại tỉnh Songkla miền nam Thái Lan ngày 14/3/2014. REUTERS/Athit Perawongmetha
Quảng cáo

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng trấn áp tại Tân Cương, hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ xứ đi tỵ nạn. Theo AFP, cách nay hai hôm, cảnh sát Malaysia trong một cuộc lục soát chống di dân bất hợp pháp tại Kuala Lumpur, đã bắt được 155 người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương trong số này có 76 trẻ em.

Được tin này, tổ chức nhân quyền Suaram kêu gọi chính phủ Malaysia đánh động công luận và kêu gọi chính phủ hãy bảo vệ sinh mạng cho những di dân Duy Ngô Nhĩ vì trả họ về Trung Quốc là đưa họ vào chỗ chết. Suaram lưu ý chính quyền Malaysia số phận của 76 trẻ em nếu cha mẹ bị tù đày hay tử hình.

Sở dĩ giới nhân quyền phải lên tiếng khẩn cấp vì Kuala Lumpur đã hai lần trục xuất người tỵ nạn Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Lần đầu, 11 người vào năm 2011 mà chính phủ Malaysia lý giải là họ thuộc tổ chức “buôn người”. Lần thứ hai, 6 người, năm 2012 ngay vào lúc Cao Ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang cứu xét quy chế tỵ nạn của họ.

Tổ chức nhân quyền Suaram kêu gọi chính phủ hợp tác với Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và đòi tư pháp phải xem xét từng trường hợp một những người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam.

Vì muốn thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh, năm 2012, chính quyền Malaysia đã bất chấp những lời phản đối của Cao ủy tỵ nạn, trao 6 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn cho Trung Quốc. Được AFP đặt câu hỏi, Cơ quan di trú của Malaysia từ chối trả lời về trường hợp của 155 người mới bị bắt.

Những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên và Tân Cương thường chọn các nước Đông nam Á như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam làm nơi trung chuyển trên đường tìm tự do.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.