Vào nội dung chính
NHẬT - BẮC TRIỀU TIÊN

Người Nhật bị bắt cóc: Tokyo và Bình Nhưỡng dự kiến gặp nhau tuần tới

Đối với Tokyo, giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị chế độ Bắc Triều Tiên bắt cóc là một trong những điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ song phương. Hồ sơ này bị đình trệ trong nhiều năm qua. Hôm nay, 25/09/2014, Nhật Bản thông báo các bên dự kiến sẽ họp mặt vào thứ Hai tới (29/09/2014) tại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida. Ảnh chụp  trong một chuộc họp báo ngày 01/09/2014
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida. Ảnh chụp trong một chuộc họp báo ngày 01/09/2014 Reuters
Quảng cáo

Phát biểu bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ở New York, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho hay “cuộc họp song phương dự kiến diễn ra vào thứ Hai tới, tại tỉnh Thẩm Dương (vùng đông bắc Trung Quốc)”. Trong cuộc gặp này, Bình Nhưỡng sẽ cho biết cụ thể tiến trình các cuộc điều tra mới.

Tuy nhiên, giải thích của phát ngôn viên chính phủ Nhật, trong buổi họp báo ngắn sáng nay, để lại cảm giác dường như phía Bình Nhưỡng đã không tuân thủ theo những cam kết được thỏa thuận hồi tháng Năm rồi. Ông nói: “Họ (Bình Nhưỡng) mới cho biết vào trung tuần tháng Chín này là họ chỉ có thể báo cáo về bước đầu tiên của điều tra, và cũng không thể dám chắc sẽ đưa ra được bản báo cáo đầu tiên”.

Cũng theo phát ngôn viên này, Nhật Bản chỉ muốn biết rõ Ủy ban điều tra Bắc Triều Tiên đã làm được gì. Trên thực tế vào tháng Năm 2014, Bắc Triều Tiên đã chấp nhận mở lại điều tra về vụ một số công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong những thập niên 1970-1980, với mục đích đào tạo cho các gián điệp Bắc Triều Tiên vè ngôn ngữ và lối sống Nhật.

Nếu các cuộc thương lượng mang lại kết quả, Tokyo sẽ dở bỏ một số lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên, quốc gia cộng sản khép kín nhất hành tinh này. Tháng Bẩy vừa qua, Nhật Bản đã nới lỏng một số biện pháp trừng phạt.

Từ nhiều năm qua, Tokyo đặt hồ sơ này như là một điều kiện tiên quyết cho việc nối lại bang giao giữa hai quốc gia. Nhật Bản cho rằng có ít nhất 17 công dân của mình đã bị bắt cóc. Nhưng Bắc Triều Tiên chỉ công nhận có 13 trường hợp. Bình Nhưỡng lập luận rằng vụ việc đã được giải quyết với việc năm trong số người này đã được trả về nước và khẳng định tám người còn lại đã qua đời.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.