Vào nội dung chính
ĐÀI LOAN

Trực thăng Đài Loan gặp tai nạn là do lỗi phi công

Hôm nay 15/07/2014, theo AFP, hai tháng sau vụ trực thăng chiến đấu Apache đâm vào nhà dân, cơ quan điều tra Đài Loan công bố kết quả điều tra, theo đó, tai nạn là do trách nhiệm của phi công. 

Trực thăng AH-64 Apache - Wikipedia
Trực thăng AH-64 Apache - Wikipedia
Quảng cáo

Chiếc trực thăng AH-64E – trong một đợt huấn luyện – đã đâm vào một mái nhà dân gần căn cứ không quân nằm ở phía bắc đảo quốc. Tai nạn khiến hai phi công bị thương nhẹ, nhưng những mảnh vỡ bắn ra đã không gây thương tích cho người dân nào.

Trả lời phóng viên, thiếu tướng Huang Kuo-ming cho biết báo cáo điều tra cho thấy vụ tai nạn không do trục trặc kỹ thuật, mà nguyên nhân hàng đầu là do sự phối hợp giữa sai lầm của người lái và yếu tố thời tiết.

Theo giới chức quân sự Đài Loan, các phi công đã không hình dung được các đám mây lại hạ thấp nhanh đến như vậy, trong khi hai người lái vẫn tiếp tục giữ chiếc máy bay ở một độ cao nhất định, đúng theo quy trình bay.

Tướng Đài Loan cho hay, các trực thăng AH-64E còn lại sau khi được kiểm tra an toàn hiện được phép cất cánh trở lại.

Chiến trực thăng chiến đấu AH-64E gặp tai nạn là một trong sáu chiếc được Washington cung cấp cho Đài Bắc 6 tháng trước thời điểm này. AH-64E được coi là trực thăng chiến đấu mạnh nhất thế giới hiện nay. Hiện tại, ngoài Hoa Kỳ, chỉ có quân đội Đài Loan được trang bị vũ khí này.

Cho đến nay, Đài Bắc đã nhận được 18 trên 30 chiếc đã đặt hàng. Số còn lại sẽ được cấp từ nay đến cuối năm. Hợp đồng trị giá 6,5 tỷ đô la này, vào thời điểm được ký kết năm 2008, đã từng khiến Bắc Kinh tức giận.

Đài Loan tách khỏi Hoa lục vào năm 1949, sau cuộc nội chiến. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn luôn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ, có thể sử dụng sức mạnh để chiếm lại.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.