Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ

Ấn Độ phóng thiết bị thăm dò "giá rẻ" lên Sao Hỏa

Với hy vọng trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tiếp cận được với hành tinh đỏ, sao Hỏa, hôm nay 05/11/2013 Ấn Độ đã phóng tên lửa mang một thiết bị thăm dò lên hướng sao Hỏa. Điều đặc biệt là thiết bị thăm dò được chế tạo bằng công nghệ « giá rẻ ».

Sao Hỏa nhìn từ mặt trăng - Getty Images /Stocktrek Images
Sao Hỏa nhìn từ mặt trăng - Getty Images /Stocktrek Images
Quảng cáo

Đúng với dự kiến, hồi 9h08 giờ quốc tế, từ căn cứ vũ trụ Sriharikota, nằm trong vịnh Bengal, chiếc tên lửa 350 tấn mang theo một tàu thăm dò nặng 1,3 tấn đã cất cánh bay vào không gian nhằm hướng sao Hỏa, cách trái đất 200 triệu km. Dự kiến phải mất một năm tàu thăm dò mới tới được sao Hỏa.

Đây là dự án nghiên cứu vũ trụ quan trọng nhất của Ấn Độ kể từ năm 1963. Ấn Độ có tham vọng đi vào lịch sử chinh phục liên hành tinh trở thành quốc gia châu Á đầu tiên đưa được thiết bị nghiên cứu tới sao Hỏa.

Thủ tướng Manmohan Singh đã thông báo về dự án này cách đây 15 tháng. Điều đáng chú ý là thiết bị thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ đã được thiết kế chế tạo trong một thời gian ngắn kỷ lục cùng với ngân sách hạn hẹp vỏn vẹn hơn 60 triệu đô la Mỹ.

Tàu thăm dò của Ấn Độ được trang bị đầy đủ các thiết bị đo đạc, phân tích dữ liệu phục vụ cho việc tìm hiểu khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh đỏ này. Thành công trong dự án sao Hỏa này sẽ đem lại niềm tự hào lớn cho đất nước châu Á 1,2 tỷ dân này.

Năm 2008 Ấn Độ cũng đã đưa thành công thiết bị nghiên cứu lên mặt Trăng và tìm thấy được dấu vết của nước ở trên đó.

Nhiều nước trên thế giới đã có các chương trình đưa thiết bị nghiên cứu lên sao Hỏa đầy tham vọng, chủ yếu là các cường quốc về công nghệ như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng Nhật Bản và Trung Quốc đã nhiều lần thất bại. Bản thân Ấn Độ cũng đã không ít lần bị thất bại trong các nghiên cứu chính phục vũ trụ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.