Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - KHOA HỌC

Ấn Độ chuẩn bị phóng vệ tinh Sao Hỏa ‘low cost’

 Ấn Độ vào hôm nay, 03/11/2013, đã khởi động tiến trình đếm ngược cho một chương trình không gian đầy tham vọng : Đưa một vệ tinh đến Sao Hỏa, mà theo dự kiến sẽ được phóng lên vào ngày thú Ba 05/11. Vệ tinh Mars Orbiter - nặng 1,3 tấn - sẽ được một hỏa tiễn 350 tấn phóng đi từ căn cứ Sriharicota, vịnh Bengal.

Vệ tinh Sao Hỏa của Ấn Độ đâng được chuẩn bị phóng lên vào ngày 5/11/2013.
Vệ tinh Sao Hỏa của Ấn Độ đâng được chuẩn bị phóng lên vào ngày 5/11/2013. REUTERS/Joe Skipper/files
Quảng cáo

Vệ tinh Ấn Độ sẽ đo lường khí methan trong bầu khí quyển của sao Hỏa, có thể chứng minh giả thuyết có sinh vật thô sơ trên tinh tú này. Sao Hỏa được cho là có những điều kiện tương tụ như trái đất. Sau thất bại của Trung Quốc năm 2011, Ấn Độ muốn trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên đến được Sao Hỏa, nằm cách trái đất khoảng 200 triệu cây số.

Trả lời AFP, ông K. Radhakrishnan, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Không gian Ấn Độ ISRO, cho rằng tất cả các cuộc thám hiểm không gian đều rất phức tap. Đến sao Hỏa lại càng phức tạp hơn. Trên thế giới, đã có 51 cuộc bay thử đến đó nhưng chỉ có 21 chuyến thành công.

Nếu cuộc phóng vào thứ Ba tới đây thành công, Ấn Độ sẽ đi vào lịch sử không gian, đồng thời khẳng định trình độ công nghệ học của mình. AFP nhắc lại là chính Ấn Độ vào năm 2008, đã cho phép khám phá sự hiện diện của nước trên mặt trăng, 39 năm sau khi phi hành gia Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên đó.

Nhưng điều đang chú ý trong chương trình không gian này của Ấn Độ là nó tốn kém rất ít so với bình thường, cho nên được mệnh danh là một chương trinh low cost. Chương trình lên sao Hỏa của Ấn Độ, khởi động từ 2012, tốn 4,5 tỷ rupee, tương đương với 55 triệu euro.

Giới chuyên gia trong ngành không gian tại Ấn đã nhắc nhở : « Không nên đánh gia thấp chương trình này vì nó ít tiền ! Vả lại hiện nay thì ai cũng tìm những dịch vụ giá rẻ ». Vì ngân sách không nhiều, các kỹ sư của cơ quan không gian Ấn đã phải sáng chế, tim những mẹo kỹ thuật : Hỏa tiễn phóng vệ tinh Mars Orbiter quá yếu, họ đã có sáng kiến cho nó quay quanh trái đất trong một tháng để cho nó tăng tốc, thoát khỏi sức hút của trái đất.

Vệ tinh Mars Orbiter trong tiếng Hindi được gọi là Mangalyaan (vệ tinh sao Hỏa).

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.