Vào nội dung chính
THÁI LAN

Bạo động lại dấy lên ở miền nam Thái Lan

Trong hai ngày cuối tuần, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại miền nam Thái Lan nơi đa số là người Hồi giáo. Ba người thiệt mạng tại tỉnh Pattani, sát biên giới Malaysia. Theo lời các giới chức cảnh sát tại chỗ, đã có khoảng 20 sự cố diễn ra trong hai ngày 16 và 17/02/2013.

Cảnh sát điều tra sau vụ nổ bom tại quán cà phê Big Ben ở vùng Pattani 17/02/2013 (REUTERS /Surapan Boonthanom)
Cảnh sát điều tra sau vụ nổ bom tại quán cà phê Big Ben ở vùng Pattani 17/02/2013 (REUTERS /Surapan Boonthanom)
Quảng cáo

Tường thuật của thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok :

« Phong trào nổi dậy đòi ly khai ở miền nam Thái Lan hôm 13/02/2013 vừa qua đã thất bại ê chề : âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào một trại lính đã hoàn toàn sụp đổ. 16 kẻ tấn công bị thiệt mạng. Từ đó phe này đã có ý đồ báo thù qua hàng loạt các vụ đánh bom, đốt phá …

Quân đội Thái đã tháo gỡ được nhiều quả bom, trong đó có những quả nặng khoảng 50 kg, mà phần lớn được đặt tại các cửa hiệu. Trong hai ngày cuối tuần qua, hầu hết các cửa hàng tại thành phố Pattani đều đóng cửa và dân cư ở đây không dám đi ra ngoài.

Đáng lo ngại hơn cả là lần đầu tiên, phe nổi dậy đòi ly khai có thể phối hợp hành động để tiến hành cùng lúc nhiều vụ tấn công. Tính từ năm 2004 tới nay đã có hơn 5 500 người thiệt mạng. Có thể nói đây là một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất trên hành tinh. Chính quyền Bangkok đã điều động 150 000 lính và nhân viên cảnh sát đến miền nam Thái Lan nhưng tình trạng an ninh trong vùng vẫn không được cải thiện.

Có một điểm đáng lưu ý đó là đa số người Mã Lai theo đạo hồi sinh sông mở miền nam Thái Lan đã quá chán ngán với các vụ tấn công đẫm máu đã kéo dài từ gần một chục năm qua và họ bắt đầu hợp tác với chính quyền thái để chấm dứt bạo động ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.