Vào nội dung chính
ASEAN - ẤN ĐỘ

Đầu tư trực tiếp gia tăng ở các nước ASEAN và Ấn Độ

Trong thời gian qua, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không còn tập trung vào Trung Quốc mà có chiều hướng chuyển dịch qua những nước khác. Đó là nội dung của bản báo cáo mới đây của Ngân hàng Anh Quốc HSBC, được hãng thống tấn Ấn Độ, PTI, trích dẫn vào hôm nay, 10/01/2013.

Thủ tướng Ấn Manmohan Singh và các lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh New Delhi 21/12/2012 (REUTERS)
Thủ tướng Ấn Manmohan Singh và các lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh New Delhi 21/12/2012 (REUTERS)
Quảng cáo

bản báo cáo của HSBC ghi nhận : nhiều nước ASEAN và Ấn Độ thuộc diện được hưởng nguồn đầu tư trực tiếp mới này do các điều kiện thuận lợi về dân số, thị trưòng nội điạ hấp dẫn, tăng trưởng cao. Tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều với hạ tầng cơ sở yếu kém và một số chính sách.

Cũng theo bản báo cáo : « Trong vòng một thập niên vừa qua, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bắt đầu chuyển dịch từ Trung Quốc qua ASEAN và Ấn Độ để tranh thủ điều kiện dân số thuận lợi và tốc độ tăng trưởng nhanh ».

Những nước hưởng lợi từ việc nguồn đầu tư chuyển từ Trung Quốc qua những nơi khác là Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Tuy nhiên, tại các nước này vẫn có nhiều rào cản làm giảm sức thu hút đầu tư.

Đối với Ấn Độ và Philippines, ngân hàng HSBC nêu bật vấn đề hạ tầng cơ sở yếu kém và chính sách hẹp hòi về đầu tư trực tiếp.Còn đối với Indonesia và Việt Nam, sức hấp dẫn nằm ở vấn đề giá nhân công thấp, trong lúc Thái Lan có lợi thế là môi trường kinh doanh lành mạnh, dây chuyền cung cấp thiết bị tốt. Tuy vậy, đối với Thái Lan, tình hinh chính trị không ổn định và giá nhân công cao là cản lực cho FDI.

Theo HSBC, khi đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia còn chú ý đến những yếu tố như chính sách và môi trường kinh doanh có được dễ dàng hay không. Trong trường hợp Ấn Độ, dân số đông và một thị trường tiêu thụ tiềm năng cực lớn là lợi thế không thể chối cãi, thế nhưng môi trường kinh doanh cồng kềnh, chính sách giới hạn đầu tư trực tiếp cộng thêm với tình trạng hạ tầng cơ sở tồi tệ đã làm nản chí giới đầu tư nước ngoài.

Trong lúc đó thì những nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam tuy tầm vóc không bằng Ấn Độ, nhưng vẫn có nhiều thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài vì cũng có một dân số đông đảo.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.