Vào nội dung chính
HẠT NHÂN - THIÊN TAI

Nhật Bản: Nghi ngờ nứt gẫy địa chất tại nhà máy hạt nhân Higashidori

Theo AFP hôm nay, 14/12/2012, các chuyên gia của Cơ quan hạt nhân Nhật Bản cho biết có thể có nứt gẫy vỏ trái đất tại một nhà máy điện hạt nhân ở Higashidori, miền bắc Nhật Bản. Nếu điều này là có thực, thì lò phản ứng này sẽ không được phép hoạt động trở lại.

Nhà máy điện hạt nhân Ohi chụp từ trên không ngày 16/7/2012
Nhà máy điện hạt nhân Ohi chụp từ trên không ngày 16/7/2012 REUTERS/Kyodo
Quảng cáo

Tại Higashidori, các chuyên gia không đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng tại một cuộc họp báo, đại diện của Cơ quan hạt nhân Nhật Bản thông báo, các quan sát trên mặt đất cho thấy có dấu hiệu tác động của nứt gẫy địa chất. Một cuộc họp về vấn đề này dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 20/12.

Trong các tuần gần đây, các kiểm tra tương tự đã được tiến hành tại hai nhà máy điện hạt nhân khác, ở Oi và Tsuruga. Thứ hai tuần trước, chủ tịch của Cơ quan hạt nhân Nhật Bản Shunichi Tanaka, đã đưa ra nhận định rằng, tổ máy số 2 của nhà máy hạt nhân ở Tsuruga, khó có thể được phép khởi động lại, do nguy cơ nứt gẫy địa chất và tổ máy này sẽ bị rỡ bỏ. Hôm nay, chủ của cơ sở hạt nhân kể trên tuyên bố, nếu trường hợp này xảy ra, thì Nhà nước phải có trách nhiệm đóng góp chi phí tháo rỡ, do việc Tokyo đã ban hành quyết định cho phép xây dựng tổ máy này.

Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản còn chưa ra quyết định về trường hợp nhà máy hạt nhân tại Ohi (hay Oi). Cho đến nay, trong số 50 tổ máy hạt nhân của Nhật Bản, mới chỉ có hai lò phản ứng số 3 và 4 của Ohio là được phép hoạt động. Các lò phản ứng còn lại vẫn ở trong tình trạng bảo dưỡng và chờ quyết định của Tokyo, sau khi chính phủ Nhật buộc các nhà máy hạt nhân phải áp dụng các trắc nghiệm về khả năng kháng cự lại các thảm họa tự nhiên, sau tai nạn tại nhà máy điện Fukushima, do trận động đất - sóng thần 3/2011.

Xin nhắc lại là, tai nạn hạt nhân tại Fukushima đã khiến hơn 150.000 người phải lánh nạn. Đa số người Nhật hiện nay mong muốn tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn tại các cơ sở hạt nhân ở gần biển và các vùng có nguy cơ động đất.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.