Vào nội dung chính
ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC

Tương lai nào cho quan hệ Đài Loan - Trung Quốc ?

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tái đắc cử hôm 14/1/2012. Ông vẫn được cho là có xu hướng mềm mỏng xích gần Trung Quốc lục địa. Bắc Kinh đã ngỏ ý mong muốn có các cuộc đàm phán chính trị với đảo quốc này. Câu hỏi được đặt ra lúc này là quan hệ hai bên sẽ tiến triển tới đâu trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mã Anh Cửu ?

Ông Mã Anh Cửu đắc cử một nhiệm kỳ hai 14/1/2012 (Reuters)
Ông Mã Anh Cửu đắc cử một nhiệm kỳ hai 14/1/2012 (Reuters)
Quảng cáo

Theo báo Le Monde, một sự hội nhập kinh tế rộng lớn của Đài Loan vào Trung Quốc cùng những tiến bộ đang chờ đợi trong nhiệm kỳ tới đây của tổng thống Mã Anh Cửu. Trong những lĩnh vực khác liệu có mở ra một giải pháp mới cho tương lai của hai nước Trung Quốc ? Một nền dân chủ được củng cố ở Đài Loan và thái độ khăng khăng của Trung Quốc cho thấy con đường đến với nhau còn dài và đầy cạm bẫy.

Với Trung Quốc, giải pháp cho cho vấn đề Đài Loan thể hiện bằng mô hình « một đất nước hai chế độ », giống như đã áp dụng khi thu hồi Hồng Kông năm 1997. Nhà nghiên cứu Frank Muyard, thuộc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại của Pháp tại Đài Bắc, được Le Monde trích dẫn, cho rằng thực ra, ban đầu mô hình sát nhập nói trên được chuẩn bị áp dụng cho Đài Loan.

Nhà nghiên cứu này cho biết thêm « trong những năm 1990, đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn tính đến những điều kiện tốt nhất cho Đài Loan, vẽ ra việc duy trì một quân đội Đài Loan, thiết lập một đặc khu với quyền tự trị mở rộng. Trung Quốc tin việc làm của họ như vậy là rộng lượng. Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận nhiều thỏa hiệp trong lúc mà họ vẫn không công nhận Đài Loan là nước Cộng hòa Trung Hoa.

Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Muyard, người Trung Quốc biết rất rõ là đề nghị đó của họ không có cơ hội được đón nhận nên họ luôn thận trọng không bộc lộ cụ thể « Làm gì có chuyện các lãnh đạo của Quốc dân đảng chịu trở thành cán bộ địa phương. Lập trường của Quốc dân đảng vẫn luôn là làm sao ép được Trung Quốc công nhận thực tế tồn tại của Cộng hòa Trung Hoa rồi sau đó thương lượng với nhau từ trên cơ sở này ».

Nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa Quốc dân đảng và đảng Dân tiến (PDP) đã diễn ra xung quanh chủ đề quan hệ với Trung Quốc lục địa. Tổng thống Mã Anh Cửu vẫn thiên về mục tiêu, trong vòng 10 năm nữa sẽ ký với Trung Hoa lục địa một Hiệp ước hòa bình với điều kiện được người dân Đài Loan ủng hộ thông qua trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của Quốc hội.

Được hỏi về khả năng đi thăm Trung Quốc ở nhiệm kỳ 2 này, ông Mã trả lời ông sẽ đi nhưng phải trên cương vị Tổng thống Cộng hòa Trung Hoa và ông cũng nhấn mạnh đến quan điểm giữ nguyên hiện trạng và « Ba Không : Không đòi độc lập, không thống nhất, không dùng sức mạnh quân sự ». Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Mã Anh Cửu vẫn dựa trên quan điểm « mỗi bên đều công nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc, nhưng các diễn giải có khác nhau ». Theo các nhà quan sát  tình hình Đài Loan, thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép lên chính phủ Đài Bắc, dùng vũ khí kinh tế để đổi lấy nhượng bộ chính trị.

Trong bài xã luận về chủ đề này, Le Monde kết luận : Người dân Đài Loan đúng là mong muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc lục địa. Nhưng họ cũng mong muốn giữ được đặc thù chính trị. Đây cũng là điều Hoa Kỳ cam kết muốn giữ. Đa số người dân Đài Loan nhận thấy rằng vấn đề thóng nhất hai nước không cần phải đặt ra chừng nào hệ thống chính trị ở Bắc Kinh chưa thay đổi. Họ ủng hộ việc duy trì nguyên hiện trạng. Người dân Đài Loan vẫn tin tưởng họ đang thực thi một nền dân chủ mang « đặc thù Trung Hoa ».

Trung Quốc : Dân số đô thị đã vượt nông thôn

Trở lại với châu Á, nhật báo La Croix hôm nay có bài viết đề cập đến quá trình bùng nổ đô thị hóa ở Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới với trên 1,3 tỷ người. La Croix dẫn số liệu mới nhất của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết lần đầu tiên trong lịch sử dân số đô thị của Trung Quốc đã đạt 690, 79 triệu người trong khi chỉ còn 656, 56 triệu người sống ở nông thôn.

Theo ông Jean- François Doulet, một nhà Trung Hoa học được tờ báo trích dẫn thì « Con số trên cho thấy quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đang diễn ra rất mạnh . Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp hơn so với châu Âu ( chiếm từ 70 đến 80%), hay ở Hàn Quốc thậm chí còn chiếm tới 90% ». Để thấy tốc độ tăng của quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc thì cần phải biết là ở nước này năm 1990 chỉ có 26% dân đô thị, đến năm 2000 có số này lên mức 36% .

Theo các tính toán gần đây thì với đà này đến năm 2020, sẽ có 80% người Trung Quốc sống trong các thành phố. Như vậy Trung Quốc sẽ có 221 thành phố có ít nhất 1 triệu dân và 23 thành phố từ 5 triệu người trở lên. Để so sánh, châu Âu hiện tại có chưa đầy 40 thành phố trên 1 triệu dân. Theo các chuyên gia thì đà đô thị hóa nhanh chóng này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề căng thẳng cho các đô thị ở Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng phân hóa giầu nghèo ngay trong các đô thị.

Vẫn là chủ đề về dân số trên La Croix có bài viết cho biết Canada lo ngại tình trạng nạo thai để chọn sinh con trai đang có xu hướng gia tăng trong công đồng người châu Á nhập cư. Theo La Croix, những phân tích thống kê dân số gần đây ở Canada cho thấy có dấu hiệu việc phá thai chọn con trai đang trở nên phổ biến trong cộng đồng dân cư châu Á. Ở các cộng đồng nói trên các con số thống kê cho thấy tỷ lệ sinh con trai ở lần sinh thứ 2 hoặc 3 tăng bất thường so với tỷ lệ sinh con gái.

Tỷ lệ hợp lý của thống kê giới tính là 105 con trai cho 100 con gái. Nhưng trong cộng đồng người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên hay Ấn Độ tỷ lệ trai gái trong lần sinh con thứ 3 vọt lên từ 139 đến 190 con trai trên 100 con gái. Việc lựa chọn giới tính cho con là vấn đề nghiệm trọng liên quan đến mất cân bằng về dân số. Vì thế mà giới chuyên môn ở Canada đã lên tiếng cảnh báo, đề nghị nên cấm việc chuẩn đoán giới tính của con trước khi thai được 30 tuần tuổi.

Pháp : tìm một lối thoát cho nạn thất nghiệp

Về thời sự trong nước Pháp, sự kiện được các báo Pháp chú ý đặc biệt hôm nay là cuộc gặp giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy với giới chủ và các công đoàn để bàn cách đối phó với tình trạng thất nghiệp ở Pháp hiện đang ở mức kỷ lục. Đây là mối quan tâm thiết thực nhất của người dân Pháp hiện nay, nhưng dường như vấn đề lại đang được các nhà chính trị lợi dụng.

Libération chạy tựa trên trang nhất với hàng chữ lớn : Mỗi ngày thêm 1000 người thất nghiệp. Giải pháp nào ? Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình và tầm quan trọng của cuộc gặp hôm nay. Tuy nhiên hầu hết các báo đều tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của cuộc họp này và coi đây là cơ hội đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng.

Libération nhận định cuộc gặp này sẽ không thay đổi được gì vì nó nhằm mục đích chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy. Cuộc họp hôm nay là cánh cửa chính bước vào chiến dịch tranh cử. Theo tờ báo các công đoàn muốn được lắng nghe nguyện vọng của họ chứ chắc chắn họ không đến để thỏa hiệp với tổng thống. Trong khi đó Le Figaro thì cao giọng chỉ trích cánh tả và công đoàn là những lực lượng bảo thủ chỉ nhằm cản trở cá cố gắng của chính phủ nhằm xoay chuyển tình hình.

Pháp xuất khẩu thành công đào tạo cao học ra nước ngoài

Từ lâu nay người ta vẫn quen thấy các học sinh sinh viên nước ngoài đến Pháp du học. Nhưng vài năm trở lại gần đây một xu hướng khác đang diễn ra là ngành giáo dục đại học của Pháp bắt đầu được xuất khẩu ra nước ngoài. Le Figaro hôm nay dành một trang lớn cho bài viết nói về thành công của mô hình đào tạo cao học Pháp ở Trung Quốc.

Không chỉ bán sang Trung Quốc nước hoa, rượu vang hay kiên thức kỹ năng công nghệ làm máy bay, giờ hệ thống đào tạo kỹ sư của Pháp được xuất khẩu sang nước này cũng cuốn hút ngày xàng đông sinh viên. Tác giả bài báo cho biết hôm 7 tháng Giêng vừa qua trường Tổng hợp Bắc Kinh vừa mới cấp bằng tốt nghiệp khóa đầu tiên cho 75 học sinh Trung Quốc. Đây là khóa đào tạo theo mô hình của Pháp dành cho các trường lớn sau Trung học : một năm học tiếng Pháp tăng cường, hai năm học dự bị và ba năm theo hệ đào tạo kỹ sư chuyên ngành.

Các giáo sư của Pháp được cử sang trực tiếp giảng dạy. Kết quả khóa đầu tiên này rất khả quan, đa số tốt nghiệp đã tìm được việc làm số còn lại thì họăc tiếp tục học cao hơn hoặc còn lượng lự lựa chon công việc. Mô hình đào tạo trường lớn của Pháp đang cuốn hút ngày càng đông người học ở Trung Quốc. Mặc dù giáo dục đào tạo của Đức hay các nước hệ nói tiếng Anh đã cắm chân vào Trung Quốc từ năm 2000, nhưng mô hình của Pháp vẫn chiếm vị trí ưu tiên ở đây. Bên cạnh trường Tổng hợp Bắc Kinh như nói ở trên, các khóa đào tạo đại học khác của Pháp cũng liên tục phát triển. Các trường Pháp đã ký với các đối tác Trung Quốc trên 500 thỏa thuận đào tạo.

Hai trường lớn danh tiếng của Pháp là trường Mỏ Paris và trường Cầu đường đã phối hợp với các trường của Trung Quốc để cấp bằng chung. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Các công ty Pháp có mặt tại Trung Quốc cũng rất cần có những lãnh đạo là người bản xứ. Chính họ sẽ lại là những người tạo thuận lợi cho việc trao đổi quan hệ làm ăn giữa công ty tại địa phương. Trên đà thành công ở Trung Quốc, các trường lớn của Pháp đang chuẩn bị cho việc xuất khẩu tri thức ra nước ngoài. Trong năm 2013 sẽ lad dự án ở Maroc. Ngòai ra một số dự án ở Brazil, Nga và Hàn Quốc cũng đang được triển khai đàm phán.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.