Vào nội dung chính
CHÂU Á - ẤN ĐỘ

Ấn Độ : Biểu tình chống dự luật cải cách về cấp quốc tịch

Thứ Bảy, 07/12/2019, hàng trăm người đã tụ tập về New Dehli để phản đối dự luật cải cách tư cách công dân. Hôm 04/12/2019, Hội đồng Bộ trưởng đã bật đèn xanh cho dự luật gây tranh cãi này.

(Ảnh minh họa) - Đoàn người biểu tình tại New Delhi phản đối làn sóng bài người Hồi Giáo, ngày 28/06/2017.
(Ảnh minh họa) - Đoàn người biểu tình tại New Delhi phản đối làn sóng bài người Hồi Giáo, ngày 28/06/2017. CHANDAN KHANNA / AFP
Quảng cáo

Từ New Dehli, thông tín viên đài RFI, Carole Dietrich giải thích :

« ʺẤn Độ là đất nước của chúng tôiʺ, ʺCuộc sống của người Hồi Giáo đang bị định đoạtʺ … Đó là những người ta có thể đọc được trên các tấm biển của những người biểu tình tụ tập phản đối chống dự luật cải cách về quyền công dân, một dự luật dự kiến cấp quốc tịch Ấn Độ cho những người thuộc nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, trừ người Hồi Giáo, phải trốn chạy khỏi các nước Afghanistan, Pakistan và Bangladesh.

Đây là dự luật mà Kaushik Raj, sinh viên ngành kỹ sư, 21 tuổi cho là vi hiến : ʺDự luật này đi ngược lại với những nguyên tắc biệt lập tôn giáo của Ấn Độ. Sự khác biệt chính giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1974 chính là việc Ấn Độ không dựa trên những nguyên tắc tôn giáo. Tôi là một người theo Ấn Độ giáo có đặc quyền, chính vì điều này mà tôi được hưởng nhiều thứ ở đây một cách công khai, không có chuyện gì xảy ra cho tôi cảʺ.

Kể từ khi phe chủ nghĩa dân tộc theo Ấn Độ giáo lên cầm quyền năm 2014, các tội ác mang tính chất thù hận ngày càng gia tăng tại Ấn Độ, chủ yếu nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo, chiếm chỉ 14% dân số. Chính phủ của thủ tướng Narendra Modi biện minh khi cho rằng cải cách này chỉ để bảo vệ những cộng đồng tôn giáo bị bức hiếp tại các nước có đa số dân theo đạo Hồi.

Nhưng Mohammed Sadu lại nhìn sự việc theo một cách khác : ʺChính phủ nhắm vào người Hồi Giáo, chúng tôi biết rõ tư tưởng hệ của họ. Những người này nghĩ rằng người Hồi Giáo không phải là một phần văn hóa của họ, của đất nước Ấn Độʺ.

Dự luật cải cách này sẽ phải được trình trước Nghị Viện trong tuần tới. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.